GO PRO – Chương 7. Kỹ Năng #4 – THEO SÁT ỨNG VIÊN

 Chương 7
Kỹ năng #4: Theo Sát Ứng Viên 


Trong MLM, người ta nói sự thịnh vượng nằm ở việc theo sát. Tôi nghĩ điều này rất đúng, vì hầu hết mọi người trong MLM không theo sát, ít nhất là không giống như những chuyên gia. Bạn cần phải hiểu một vài khái niệm quan trọng nếu bạn muốn thành thục kỹ năng này. 

Khái niệm #1 - Theo sát là làm những gì bạn nói là sẽ làm 

Nếu bạn nói là sẽ gọi lại vào thời gian cụ thể nào đó, hãy làm điều đó. Nghề Tiếp thị Mạng lưới có rất nhiều người phấn khích tột độ trong một phút rồi biết mất ở phút sau đó. Hãy vận hành doanh nghiệp của bạn với cuốn lịch giấy hoặc điện tử. Hãy là người làm những gì bạn nói bạn sẽ làm. Người ta sẽ trân trọng điều đó. 

Tôi bán bất động sản vào năm trước khi tham gia Tiếp thị Mạng lưới. Cha tôi và đối tác của ông ấy sở hữu công ty. Một ngày tôi ở trong văn phòng và một quý ông tên là Chuck Aycock đến để tham gia cuộc họp lúc 10 giờ sáng với cha tôi. Lúc đó là 9:55 và cha tôi vẫn chưa tới văn phòng. Tôi chào Chuck và nói ông ấy rằng tôi chắc chắn cha tôi sẽ đến sớm thôi. Vào đúng 10 giờ, Chuck đứng dậy và nói, “10 giờ rồi. Bố cậu không ở đây. Bảo ông ấy gọi tôi nếu muốn đặt lịch họp lại nhé.” 

Tôi không thể tin được. Ông ấy đi cả chặng đường tới văn phòng chỉ để rời đi 30 giây sau giờ hẹn? Tôi nói với ông ấy, “Ngày Aycok, cháu chắc chắn là cha cháu tới ngay trong một phút thôi. Không cần phải về đâu ạ.” 

Và ông ấy nói với tôi điều mà tôi không bao giờ quên. Ông ấy nói, “Con trai ạ, hoặc là con tới sớm hoặc là con muộn giờ. Ông ấy đến muộn và thời giờ của ta rất giá trị. Nhắn ông ấy gọi ta nếu ông ấy muốn đặt lịch lại nhé.” Và ông ấy ra về. 

Cha tôi tới lúc 10:10 với ý định gặp Chuck. Tôi nói với ông ấy sự việc và ông ấy cũng sửng sốt như tôi. Cha tôi không thường xuyên tới muộn hay bất cứ thứ gì khác. Ông ấy chỉ hơi lơi lỏng trong buổi sáng hôm đó. Ông đặt lại cuộc hẹn và tôi để ý thấy hàng năm tiếp theo cha tôi THƯỜNG XUYÊN tới sớm cho các cuộc hẹn với ngày Aycock. 

Bài học từ câu chuyện này là gì? Với tôi, bài học là người ta sẽ tôn trọng người làm những gì họ nói sẽ làm. Người ta cũng tôn trọng người đánh giá cao thời gian của riêng họ. Nếu bạn nói bạn sẽ theo sát tại một thời điểm hoặc theo một cách cụ thể, hoặc là bạn làm vậy hoặc đặt lịch lại trước cuộc hẹn. 

Khái niệm #2 - Lý do duy nhất cho việc gặp mặt là để thiết lập cuộc gặp lần tới 

Khi tôi mới bắt đầu, tôi sẽ kết thúc mỗi cuộc gặp bằng cách hỏi, “Bạn nghĩ sao?” Không ai nói với tôi rằng đó là điều tồi tệ nhất để làm. Hỏi vậy thì thì cảm thấy rất tự nhiên, nhưng kết quả của tôi thì tồi tệ. 

Tôi đề nghị người thầy của tôi giúp đỡ và ông nói, “Eric, lý do duy nhất cho việc gặp mặt là để thiết lập cuộc gặp lần tới.” 

Điều đó làm tôi sửng sốt. Tôi nghĩ lý do để gặp mặt là để bảo trợ mọi người! Ông tiếp tục giải thích rằng nếu tôi kết thúc mỗi cuộc gặp bằng việc thiết lập cuộc gặp tiếp theo, ứng viên cuối cùng sẽ được giáo dục về cơ hội và thực hiện quyết định với đầy đủ thông tin. 

Mục tiêu trong đầu tôi thay đổi từ việc “chốt” ứng viên từ lần gặp đầu sang chỉ là làm cho quá trình này sống động bằng cách thiết lập cuộc gặp theo sát tiếp theo, cho tới khi họ ra quyết định. Khi tôi có sự cải thiện nhỏ này, kết quả của tôi tăng lên đáng kể. 

Chúng ta đã nói ở phần trước làm thế nào để mời ứng viên một cách chuyên nghiệp để họ xem những gì bạn có. Vào cuối của quá trình đó, chúng ta đã đi qua một vài bước để thiết lập cuộc hẹn TIẾP THEO, có nghĩa là cuộc gọi theo sát. Đó chính là cuộc hẹn tiếp theo của bạn. 

Khi bạn thực hiện cuộc gọi đó, bạn sẽ hỏi họ đã xem tài liệu chưa. Họ sẽ nói, “Chưa, tôi chưa xem,” hoặc họ sẽ nói, “Rồi, tôi đã xem.” Hãy nói về cách bạn thiết lập cuộc hẹn tiếp theo thế nào trong cả hai trường hợp. 

Nếu họ nói chưa, họ chưa có cơ hội xem tài liệu, điều quan trọng là bạn không được thể hiện sự không hài lòng khi họ không thực hiện. Điều này thật buồn cười, nhưng rất nhiều người nhảy dựng lên trong điện thoại, “Tôi nghĩ là anh nói anh sẽ chắc chắn xem nó mà!” Chắc chắn là điều này sẽ không giúp tạo dựng quan hệ mà bạn đang tập trung vào. 

Cách trả lời tốt nhất là, “Được thôi. Tôi hiểu là nhiều lúc chúng ta rất bận rộn. Khi nào bạn nghĩ có thể chắc chắn chắc chắn xem nó?” Bây giờ bạn có thể nói “chắc chắn chắc chắn” là hơi thừa, nhưng tôi đã dùng nó hàng thập kỷ rồi trong tình huống theo sát, và tôi làm vậy vì nó hiệu quả. Trong bất cứ trường hợp nào, dùng bất cứ cách nói nào bạn thích để thiết lập thời gian tiếp theo và đi qua các bước tương tự để có được sự cam kết. Một khi bạn đã có được cam kết, hãy nói rõ ngày giờ của cuộc gọi tiếp (cuộc hẹn tiếp), sau đó gác máy và gọi lại họ vào lúc bạn đã nói sẽ gọi. 

Nếu bạn gọi họ vào lúc đã hẹn và họ vẫn chưa xem tài liệu, chỉ việc lặp lại quá trình này cho tới khi họ xem. Hãy nhớ, họ là người thiết lập cuộc hẹn và bạn phải chuyên nghiệp bằng cách theo sát như bạn đã nói sẽ làm. 

Nếu bạn gọi ứng viên và họ nói đã xem tài liệu rồi, bạn sẽ hỏi họ một vài câu hỏi thông minh. Trước hết, bạn sẽ KHÔNG hỏi, “Bạn nghĩ thế nào?” Hỏi vậy chỉ mang lại phần tập trung trong tâm trí của ứng viên đưa ra lời phản đối để cố làm ra vẻ thông minh. 

Câu hỏi theo sát tốt nhất tôi từng dùng là, “Bạn thích nhất điều gì?” Câu hỏi này sẽ đưa bạn đi theo hướng rất tích cực và sẽ cho bạn đầu mối về mức độ quan tâm của họ. Nếu họ nói “sản phẩm,” thì cuộc hẹn tiếp theo của bạn có thể là liên quan tới sản phẩm. Nếu họ nói “tự do tài chính,” thì cuộc hẹn tiếp theo của bạn sẽ liên quan tới cơ hội. 

Một câu hỏi tuyệt vời khác để hỏi là “theo thang điểm từ 1 tới 10, với một là không quan tâm và 10 là sẵn sàng bắt đầu ngay, bạn đang ở mức nào?” Với câu hỏi này, bất cứ cái gì hơn một đều TỐT. Điều đó nói lên họ có sự quan tâm nào đó. Hầu hết thời gian bạn sẽ có câu trả lời đâu đó năm hay sáu điểm. Bất kể họ đưa bạn số mấy, tất cả những gì bạn làm là hỏi họ làm thế nào bạn có thể giúp họ đạt con số cao hơn. Thường thì câu trả lời sẽ tương tự như cách họ trả lời câu hỏi, “Bạn thích nhất điểm gì?” 

Nếu câu trả lời là rất tích cực và con số tương đối cao, bạn có thể chuyển thẳng sang quá trình kết thúc (chúng ta sẽ nói về điều này ở phần sau). Nếu đó không phải tín hiệu đèn xanh rõ ràng., bạn chỉ cần thiết lập cuộc hẹn tiếp theo. 

Họ có thể muốn thử sản phẩm, và bạn giúp họ làm điều đó, và thiết lập cuộc hẹn tiếp theo - một thời điểm để gọi họ và kiểm tra về trải nghiệm (cuộc hẹn tiếp theo). Họ sẽ muốn hiểu về cơ chế trả thưởng, vậy bạn thiết lập thời điểm gặp nhau và xem xét nó (cuộc hẹn tiếp theo). Họ muốn nói chuyện với vợ/chồng, vậy bạn gửi họ các tài liệu mà họ có thể chia sẻ với vợ/chồng và thiết lập ngày giờ bạn sẽ theo sát (cuộc hẹn tiếp theo). Bất kể đó là gì, bạn không bao giờ kết thúc một cuộc hẹn mà không thiết lập một cuộc hẹn mới. Không bao giờ! Nếu bạn làm vậy, thế là hết.

Điều đó đã từng xảy ra với tôi khi bắt đầu. Tôi sẽ mời ai đó xem cơ hội. Khi họ xong, tôi hỏi, “Vậy, anh nghĩ thế nào?” Họ thường sẽ ậm ừ đại loại như, “Tôi sẽ cho anh biết sau,” hoặc, “Để tôi gọi lại anh sau nhé,” hoặc, “Tôi phải nghĩ thêm đã,” hoặc điều gì đó tương tự. Và púp, họ biến mất. Rồi khi tôi cố gọi lại cho họ, tôi chỉ làm phiền họ. Tất cả mọi điều chỉ mang lại cảm giác không thoải mái. 

Khi tôi thay đổi sang không bao giờ kết thúc một cuộc hẹn trước khi thiết lập một cuộc hẹn khác, tất cả mọi thứ thay đổi tốt hơn. Tôi trở nên chuyên nghiệp. Tôi có sự kiểm soát. Ứng viên tôn trọng tôi và cơ hội hơn. Tát cả những điều này xảy ra chỉ từ một thay đổi nhỏ trong tư duy. 

Khái niệm #3 - Cần trung bình bốn tới sáu lần gặp để một người trung bình tham gia 

Khi mọi người không hiểu lý do duy nhất cho một cuộc gặp là để thiết lập cuộc gặp tiếp theo, họ đặt quá nhiều áp lực vào ứng viên của họ và vào bản thân họ. Trong văn hóa MLM “một số sẽ làm, một số sẽ không, có vấn đề gì đâu, người tiếp theo”, người ta đập dồn dập cho một người chỉ một lần, và nếu họ không tham gia ngày, họ tiếp tục với người khác mà không theo sát. Trong rất nhiều trường hợp, họ dấn thêm một bước nữa bằng cách làm tổn hại mối quan hệ với ứng viên bởi thái độ của họ. 

Các chuyên gia hiểu rằng trung bình cần bốn tới sáu lần gặp để một ứng viên tham gia. Mục tiêu của họ là giáo dục và hiểu biết. Khó để giáo dục ai đó chỉ trong một lần gặp. Vì vậy họ dẫn dắt ứng viên từ lần bặp này tới lần gặp khác và lần gặp khác nữa, biết rằng cuối cùng thì họ sẽ có đủ thông tin. Qua quá trình này, họ cũng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với ứng viên. Họ củng cố tình bạn. Điều đó giúp xây dựng niềm tin, và người ta thích làm việc với người mà họ thích. 

Bốn tới sáu cuộc hẹn là số trung bình, có nghĩa là với mỗi người tham gia ngay từ lần đầu, sẽ có người cần nhiều hơn 10 lần gặp để tham gia. Bạn không bao giờ biết được. Một số người giỏi nhất trong Tiếp thị Mạng lưới được tuyển dụng hàng năm trời trước khi họ ra quyết định tham gia vào cơ hội. 

Duy trì sự khẩn trương của bạn - nhưng hãy kiên nhẫn.

Khái niệm #4 - Nén các cuộc gặp để có kết quả tốt hơn 

Những người ăn may gặp ai đó một lần rồi đi tiếp. Những người nghiệp dư tuyển dụng ai đó qua một vài cuộc gặp theo thời gian. Những chuyên gia nén các cuộc gặp đó vào khoảng thời gian ngắn nhất có thể. 

Mọi người đều bận rộn. Họ luôn bị phân tâm bởi cuộc sống. Khi bạn tiếp cận họ để mời xem thứ gì đó mới, việc quan trọng là phải giữ cho họ quan tâm; cách tốt nhất để làm là xếp các cuộc hẹn càng gần nhau càng tốt. 

Nếu bạn đi chậm, bạn sẽ bắt đầu bằng cách mời họ xem đoạn video. Rồi vài tuần sau bạn mời họ nghe cuộc hội đàm qua điện thoại. Rồi tháng sau bạn mời họ tham dự webinar. Rồi tháng sau nữa bạn mời họ nghe cuộc gọi ba chiều với bạn và một nhà phân phối khác. Quá trình chậm chạp này rất khó khăn vì giữa mỗi cuộc gặp họ có thể bị phân tâm bởi cuộc sống. Nó có thể giống như mỗi lần lại phải bắt đầu lại từ đầu. 

Ngược lại, nếu bạn mời họ xem video, rồi tham gia hội đàm qua điện thoại, rồi trải nghiệm sản phẩm, rồi dự webinar, rồi dự cuộc gọi ba chiều, rồi đến cuộc gặp trực tiếp (hoặc bất cứ sự kết hợp cuộc hẹn nào bạn dùng trong công ty bạn) và làm tất cả việc này trong một tuần, bạn cho họ cơ hội thực sự suy nghĩ điều này có thể giúp họ thay đổi cuộc sống như thế nào. 

Các Câu Hỏi và Phản Đối? 

Ở mỗi bước trong quá trình tuyển dụng, bạn sẽ gặp phải các câu hỏi và phản đối. Điều này là tự nhiên thôi. Rất nhiều trường hợp, ứng viên của bạn sẽ chỉ đưa chúng ra để tỏ vẻ thông minh. Họ không muốn bị cảm thấy là dễ tính, nên họ đưa ra các lời phản đối để cảm thấy tốt hơn. Cách bạn phản hồi thế nào là rất quan trọng. Nếu bạn cư xử đề phòng, bạn sẽ đặt một hạt giống nghi ngờ vào tâm trí họ. Nếu bạn cư xử kiểu tấn công, bạn sẽ đuổi họ chạy xa. 

Hãy nhớ, mục tiêu của chúng ta là giáo dục và thấu hiểu. Đó không phải là chiến thắng một cuộc tranh luận. Công việc của chúng ta là giúp người mù thấy đường. Khi ai đó đưa ra câu hỏi tiêu cực hoặc nếu họ phản đối, tất cả những gì họ làm đều để giúp bạn xác định một trong số các điểm mù của họ. Rất hữu ích để biết được chúng là gì qua đó bạn có thể giúp ứng viên của bạn loại bỏ chúng. 

Tôi sẽ cho bạn một vài chiến thuật để vượt qua các phản đối, nhưng điều tôi muốn bạn nhớ là hãy dành thời gian tập trung vào các khái niệm. Chiến thuật là nhất thời. Khái niệm là mãi mãi. 

Tôi đã phát hiện ra rằng các lời phản đối thuộc một trong hai nhóm. Đầu tiên là niềm tin hạn chế của ứng viên vào năng lực của họ. Họ không rõ có thể thành công hay không. Thứ hai là niềm tin hạn chế vào Tiếp thị Mạng lưới. Họ không rõ Tiếp thị Mạng lưới có giúp họ đạt được các mục tiêu trong cuộc sống hay không. 

Đối với cả hai trường hợp, một trong số các khái niệm tốt nhất chính là sự thông cảm - cách bạn kết nối với mọi người. Và cách tốt nhất tôi biết để kết nối với mọi người là cho họ biết bạn cũng như họ. Bạn cũng có các nghi ngờ tương tự, các câu hỏi tương tự, nỗi sợ tương tự, và bạn đã vượt qua chúng. Dù có tin hay không, câu chuyện của bạn (và các câu chuyện của người khác) sẽ làm nhiều cho bạn trong việc vượt qua các từ chối hơn bất cứ thứ gì khác. 

Có một chiến thuật lâu năm gọi là “Cảm thấy/Đã cảm thấy/Tìm thấy.” Cách này có hiệu quả với khái niệm về sự thông cảm. Khi một ứng viên đưa ra lời từ chối, bạn trả lời với, “Tôi biết bạn cảm thấy thế nào. Tôi cũng đã cảm thấy tương tự như vậy. Nhưng đây là những gì tôi tìm thấy.” Bạn có thể dùng gần như là đúng hệt như vậy và với thành công lớn. Bạn cũng có thể chỉnh sửa chút ít dựa trên câu chuyện của bạn và ứng viên của bạn. 

Khi Ứng Viên Có Niềm Tin Hạn Chế Vào Năng Lực Của Họ 

Lời phản đối hay gặp trong nhóm này là: 

“Tôi không có tiền,” “Tôi không có thời gian,” “Đó không phải dành cho tôi,” “Tôi không phải là người bá hàng,” “Tôi không biết ai cả,” hoặc “Tôi quá già/quá trẻ/không có kinh nghiệm.” 

Một số người thì dạy các phương pháp hoa mỹ mà bạn làm cho bạn trở nên thông minh còn ứng viên thì trở nên kém cỏi. 

“Bạn nói bạn không có tiền sao? Bạn có hóa đơn truyền hình không? Bạn có điện thoại di động không? Bạn có bao giờ ra ngoài ăn nhà hàng không? Bạn có nhiều tiền mà. Thôi đi, hãy thức tỉnh đi!” 

Hoặc, “Bạn không có thời gian sao? Bạn muốn thực tế này trong đời bao lâu nữa? Bạn phải thay đổi nếu như bạn muốn cuộc đời mình thay đổi!” 

Bạn cảm thấy thế nào khi đọc các nội dung trên? Bạn sẽ thấy thế nào khi ai đó nói với bạn như vậy? Tồi tệ đúng không? Cách tiếp cận tốt hơn là kết nối với ứng viên và kể câu chuyện của bạn. 

Khi một người nói với tôi, “Tôi không có tiền ngay bây giờ,” tôi trả lời, “Tôi cũng có thách thức y như bạn vậy. Tôi không đủ tiền trả hóa đơn chứ còn nói gì tới bắt đầu một doanh nghiệp mới. Nhưng khi tôi suy nghĩ về điều này, tôi nhận ra rằng nếu tôi không có đủ tiền để thanh toán hóa đơn bây giờ, làm thế nào để tôi có thể thay đổi được điều đó trong tương lai? Tôi mệt mỏi vì thiếu tiền. Tôi mệt mỏi vì luôn khó khăn. Tôi muốn nhiều thứ hơn trong cuộc sống này. Sau đó bạn biết tôi làm gì không? Tôi đã tìm ra được một cách, và đó là quyết định tốt nhất mà tôi đã thực hiện. Hãy để tôi hỏi bạn nhé … nếu bạn thực sự nghĩ có một cơ hội để giúp bạn kiểm soát được tương lai tài chính của mình, bạn có nghĩ sẽ tìm được cách để thực hiện không?” 

Trong 10 người sẽ có tới chín người đồng ý họ có thể tìm ra cách. Một lần nữa, hãy quên các từ ngữ chính xác và tập trung vào khái niệm. Tôi nói với họ tôi cũng từng giống họ, với các từ chối tương tự. Tôi nói với họ về nỗi đau của tôi. Và tôi nói với họ tôi đã tìm ra cách để giải quyết chúng. Và kết quả là chúng tôi có sự liên kết. Chúng tôi kết nối với nhau. Chúng tôi cùng hội cùng thuyền với cùng một niềm hy vọng và cùng ước mơ. 

Và nếu tôi không có câu chuyện cá nhân để so sánh được với họ, tôi sẽ kể câu chuyện của người khác. Có rất nhiều câu chuyện trong công ty bạn mà có thể kết nối với hầu như là tất cả các tình huống. Vậy khi một ứng viên nói với bạn về từ chối của họ, bạn có thể nói, “tôi biết anh muốn nói gì. Tôi có một người bạn cũng có những vấn đề giống hệt anh và tôi muốn kể với anh câu chuyện của họ.” 

Bạn có thể thấy cách tiếp cận này có hiệu quả thế nào với tất cả các lời từ chối dựa trên những niềm tin hạn chế của mọi người về bản thân họ và cuộc sống của họ. Khái niệm này rất đơn giản, đã được khẳng định, và kết quả thì tuyệt vời. 

Khi Một Người Có Niềm Tin Hạn Chế Về Tiếp Thị Mạng Lưới 

Nhóm này bao gồm: 

“Đây là đa cấp à?” 

“Đây là giống như những gì họ nói à?” 

“Đây là kim tự tháp ảo đúng không?” 

“Tôi không quan tâm tới MLM.” 

“Tôi không muốn làm phiền bạn bè mình,” và, “Bạn kiếm được bao nhiêu rồi?” 

Hãy bắt đầu với điều mà gây sự sợ hãi trong tim của hầu hết mọi người trong nghề của chúng ta - “Đây là đa cấp à?” hoặc các biến thể như, “Đây là những gì họ nói à?” hoặc, “Đây là kim tự tháp ảo đúng không?” hay là, “Tôi không quan tâm tới MLM.” 

Một số người nổi khùng khi họ nghe thấy câu hỏi này. Họ nói, “Kim tự tháp? Giống như tất cả các công ty trong thế giới này? Giống như chính phủ? Ý bạn là VẬY?!”

Thay vì nổi khùng lên với ứng viên của bạn, điều quan trọng là hiểu được câu hỏi này tới từ đâu. Kinh nghiệm của tôi là họ thường biết ai đó tham gia mà không thành công hoặc họ đã từng tham gia như vậy (thường là họ vừa mua một tấm vé số ảo như tôi đã mô tả trước đây và nó không trúng). Tình huống này đại diện cho hơn 90% trường hợp mọi người hỏi kiểu câu hỏi này. Phần còn lại là những người đã nghe về cơ hội tương tự và có nghi ngờ hợp lý về lời hứa làm giàu nhanh chóng. 

Nếu họ hỏi loại câu hỏi này với bất cứ cảm xúc nào, tôi biết là họ đã tham gia ở một điểm nào đó, bởi vậy tôi nói, “Đợi đã. Anh có câu chuyện của mình đó. Điều gì đã xảy ra vậy? Anh đã tham gia Tiếp thị Mạng lưới đâu đó rồi đúng không?” Sau đó hãy để họ kể câu chuyện của họ. Nó giúp họ cởi mở hơn. Nó giúp hạ thấp sự phòng thủ. Và nó giúp bạn hỏi một số câu hỏi về trải nghiệm của họ. 

Hãy để tôi cho bạn một ví dụ điển hình. Tôi đi qua quá trình mời và ứng viên hỏi, “Đợi đã. Đây là đa cấp à?” Và họ nói với cảm xúc. Tôi trả lời, “Ồ, anh có câu chuyện đó. Anh đã từng tham gia đâu đó rồi đúng không? Điều gì xảy ra vậy?” 

Họ nói, “Đúng, tôi tham gia một công ty vài năm trước, mua một số sản phẩm và mất tiền.” Tôi trả lời, “Theo anh lý do anh không thành công là gì?” 

Họ nói, “Ồ, bạn tôi nói tôi tham gia. Tôi không có nhiều thời gian và tôi nghĩ rằng nhiều người sẽ tham gia ngay nhưng họ không tham gia. Tôi đoán là tôi không quan tâm nữa.” Tôi trả lời, “Anh có nghĩ anh đã cho mình một cơ hội công bằng chưa?” 

Họ nói, “ Thực sự là chưa.” Tôi trả lời, “Anh có nghĩ Tiếp thị Mạng lưới là vấn đề? Hay anh nghĩ có thể thời điểm của anh chưa đúng lắm? Họ nói, “Có thể là do thời điểm.” 

Bạn có thấy ý nghĩa câu chuyện không? Tôi có hàng ngàn hội thoại thế này và chúng khác nhau đôi chút, nhưng nếu bạn hỏi một số câu hỏi và thân thiện trong cả quá trình, bạn có một cơ hội mạnh mẽ để giúp họ thoát khỏi điểm mù và xem xét những gì bạn có. 

Bên cạnh đó, bạn có thể kết nối với họ bằng cách nói rằng bạn cũng có các phản đối ban đầu và kể cho họ cách bạn vượt qua. Nếu ai đó dùng từ “kim tự tháp” với tôi, tôi luôn nói, “Ôi không. Kim tự tháp là phạm pháp, và tôi không bao giờ dính tới thứ gì đó mà trái pháp luật.” 

Đối với những người hỏi mà không có cảm xúc đi kèm, tôi thường trả lời, “Đúng, đây là Tiếp thị Mạng lưới. B ạn có biết gì về nó không?” Lại một lần nữa, tôi đặt câu hỏi và đợi câu trả lời. Từ các câu trả lời đó, tôi hỏi thêm các câu hỏi, và qua cả quá trình tôi có thể đạt được mục tiêu giáo dục và thấu hiểu. 

“Tôi không muốn làm phiền bạn bè,” thì lại hơi khác. Một lần nữa, tôi kết nối với họ bằng cách kể câu chuyện của mình hoặc của người khác. Và sau đó tôi hỏi đại loại như, “Điều gì làm anh nghĩ anh sẽ làm phiền bạn bè?” hoặc, “Nếu anh thực sự tin tưởng vào sản phẩm, liệu anh có cho bạn anh biết điều đó không?” và, “Nếu tôi cho anh biết làm thế nào để chia sẻ sản phẩm này mà không có cảm giác như đi bán hàng, điều đó có giúp anh không?” 

Nhóm cuối cùng là, “ANH kiếm được bao nhiêu tiền rồi?” Nếu bạn đã có thu nhập rồi, đây là một câu hỏi tuyệt vời. Nếu không, câu trả lời của bạn tùy theo bạn đã tham gia bao lâu rồi. Nếu bạn mới tinh, bạn có thể nói với họ bạn mới bắt đầu. Nếu bạn đã tham gia lâu lâu mà vẫn chưa có nhiều tiền, bạn có thể nói bạn làm bán thời gian và rất hào hứng về tương lại của bạn. Bạn cũng có thể nói rằng bạn hào ứng về tương lai của bạn với công ty này vì bạn biết mọi thứ sẽ không thay đổi nếu bạn không làm điều gì đó để thay đổi. 

Cách khác để trả lời là kể câu chuyện của bạn và sau đó kể câu chuyện của những người bạn biết mà ĐANG có thu nhập tốt. Bạn còn có thể gợi ý gọi điện thoại với những người đó để họ cảm thấy thoải mái hơn về cơ hội. 

Tất cả những điều này cần sự luyện tập, nhưng khi bạn đã nắm được những khái niệm, bạn sẽ thấy nó trở nên dễ dàng. Và một thứ khác có thể khích lệ bạn là bạn sẽ chỉ có từng đó lời từ chối cho cả sự nghiệp của mình. Không có gì mới ở đây cả. Những gì tôi liệt kê trong mục này hầu như đã là toàn bộ chúng rồi. Hãy nhớ, mục tiêu của chúng ta là giáo dục và thấu hiểu. Đó là một phần của quá trình làm cho mục tiêu này thành hiện thực.


Bạn nghe bản audio tại đây nhé:


 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét